trở lại

28

06-2023

Tâm lý học màu sắc – Chất xúc tác trong thiết kế nội thất

5/5 - (774 votes)

Màu sắc là yếu tố đầu tiên mà con người cảm nhận và ghi nhớ được. Yếu tố màu sắc làm toát lên nét đặc trưng của từng thương hiệu, giúp gây ấn tượng mạnh với khách hàng. Có bao giờ bạn tự vấn tại sao thương hiệu này chọn màu này chứ không phải màu khác? Thực tế, tâm lý học màu sắc gắn liền với tâm lý khách hàng. Mỗi màu sắc sẽ gắn với cung bậc cảm xúc khác nhau. Đôi khi chỉ một chút thay đổi nhỏ về độ đậm nhạt cũng đủ làm cảm xúc khác biệt với người chiêm ngưỡng. Hãy cùng Cộng Design khám phá trọn vẹn ý nghĩa ẩn sau tâm lý màu sắc qua bài chia sẻ dưới đây!

 

Tâm lý học màu sắc trong thiết kế nội thất

Cuộc sống của con người là một thế giới muôn hình, vạn trạng và đa sắc màu. Từ đời thực cho tới tưởng tượng, thế giới của chúng ta luôn được bao phủ bởi nhiều màu sắc. Bởi thế mà màu sắc chi phối không nhỏ tới cảm xúc, suy nghĩ con người. Đặc biệt là trong nghệ thuật hay thiết kế nội thất, màu sắc được xem là chất xúc tác quan trọng để thổi hồn cho những tác phẩm. Hơn hết, nó có khả năng “thao túng” tâm lý, định hướng khách hàng về sản phẩm hay thương hiệu.

Tâm lý học màu sắc trong thiết kế nội thất: Màu Đỏ

Sở hữu bước sóng dài nhất trong số các gam màu trên quang phổ, màu đỏ được gắn với sự rực rỡ, hào nhoáng, mãnh liệt. Màu đỏ cũng là gam màu toát lên sự ấm áp và được đông đảo người ưa chuộng. Trên thế giới hiện nay, có không ít những ông lớn, bà cả lựa chọn màu đỏ làm màu sắc thương hiệu. Điển hình như CocaCola, McDonald’s hay KFC…

Tâm lý học màu sắc trong thiết kế nội thất - Cộng Design
Tâm lý học màu sắc trong thiết kế nội thất

Màu đỏ cũng là màu của đam mê cháy bỏng, sự năng động, năng lượng tràn trề. Bởi đỏ là màu của tia lửa bùng cháy hay ánh hoàng hôn. Không quá khó hiểu khi màu đỏ trở thành màu nhận diện của những thương hiệu thể thao như Manchester United hay Ferrari F1.

Ngoài ra, màu đỏ cũng là màu sắc gây được sự chú ý mạnh mẽ nhất. Cho nên nó đợc dùng phổ biến cho các biển báo, cảnh báo nguy hiểm.

Tâm lý học màu sắc trong thiết kế nội thất: Màu Xanh Dương

Biển cả, bầu trời mang màu xanh dương luôn đem đến cho người ta cảm giác thanh bình, thư thái. Cho nên những trang mạng xã hội luôn biết cách níu chân người dùng ở lại lâu với website bằng cách chọn gam màu này. Điển hình là những nền tảng quen thuộc như Facebook, Twitter hay Skype chẳng hạn.

Tâm lý học màu sắc trong thiết kế nội thất - Cộng Design
Tâm lý học màu sắc trong thiết kế nội thất

Đồng thời, xanh dương cũng chính là màu biểu trưng của an toàn, của hòa bình hay sự điềm tĩnh. Đó cũng chính là lý do mà ngay cả những tổ chức cộng đồng thế giới cũng lựa chọn màu này. Phải kể đến những cái tên như WHO hay Human Rights Committee và nhiều trường đại học danh tiếng.

XEM THÊM:

Tâm lý học màu sắc trong thiết kế nội thất: Màu Xanh Lá 

Xanh lá cũng là gam màu được không ít thương hiệu lựa chọn và theo đuổi. Đặc biệt là các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên. Bởi đây là màu đại diện cho cây cối, hoa lá. Nếu sản phẩm của bạn liên quan đến sức khỏe thì tin chắc màu xanh lá là một gợi ý hoàn hảo cho các thiết kế để bạn truyền tải thông điệp tốt nhất.

Tâm lý học màu sắc trong thiết kế nội thất - Cộng Design
Tâm lý học màu sắc trong thiết kế nội thất

Màu xanh lá mang đến cảm giác thân thiện, an toàn. Cũng là biểu trưng cho sự sinh sôi, nảy nở, sự non trẻ. Thế nên gam màu còn ẩn chứa sự tươi mới, thân thiện. Trên thế giới hiện nay, Spotify hay Starbucks là những gã khổng lồ có màu xanh lá thương hiệu.

Tâm lý học màu sắc trong thiết kế nội thất: Màu Tím

Vốn dĩ là màu pha trộn từ đỏ và xanh lá nên tím cũng ẩn chứa một sự dễ thương như sắc hồng. Thế nhưng, sự nữ tính mà màu tím mang tới lại là nét đằm thắm khác hẳn sự ngây thơ, non dại của hồng.

Tâm lý học màu sắc trong thiết kế nội thất - Cộng Design
Tâm lý học màu sắc trong thiết kế nội thất

Dù rằng có nét sang trọng, đằm thắm thế nhưng tím lại là màu rất kén người dùng. Chúng ta nhận thấy rằng có rất ít thương hiệu lựa chọn màu này trong các thiết kế. Thế nhưng, một khi thương hiệu lấy màu tím làm “chân ái” lại có sức hút, cá tính mạnh mẽ.

Thay vì chọn màu “an toàn” như xanh, đỏ đã có quá nhiều “ông lớn” chen chân. Thì bạn có thể chọn màu tím để thoát ra khỏi vùng an toàn, phá cách tạo sự khác biệt. Tại Việt Nam, chúng ta đã có TP Bank, hay Yahoo – đỉnh cao mạng xã hội thời 8x, đầu 9x.

Tâm lý học màu sắc trong thiết kế nội thất: Màu Hồng

Nếu màu đỏ tượng trưng cho sự mạnh mẽ, khốc liệt, gay gắt, thì chỉ cần giảm độ bão hòa ta đã có màu hồng thơ mộng. Dù rằng hồng có bản chất là đỏ, thế nhưng hồng lại khiến thị giác người nhìn có cảm giác mới lạ, khác biệt. Khác xa với màu đỏ gay gắt, hồng mang lại vẻ dễ chịu, ngây thơ, mơ mộng. Cũng chính điều này đã khiến nhiều brand phụ kiện, đồ chơi, quần áo cho bé gái ưu ái màu hồng trong thiết kế.

Tâm lý học màu sắc trong thiết kế nội thất - Cộng Design
Tâm lý học màu sắc trong thiết kế nội thất

Với đối tượng trưởng thành, sắc hồng tuy có phần ít phổ biến hơn. Thế nhưng không thể phủ nhận rất nhiều thương hiệu chọn sắc hồng vẫn có được thành công vang dội. Màu hồng có thiên hướng dành cho những thương hiệu cho phái đẹp. Hãng đồ lót Victoria Secret hay mỹ phẩm Benefit là những cái tên không thể không nhắc tới.

Thêm nữa, màu hồng cũng là một màu lý tưởng cho thiết kế nội dung mang hướng tích cực, lạc quan. Với gam màu hồng nhạt, người xem luôn có cảm giác thoải mái, thư thái và tươi mới vô cùng.

Tâm lý học màu sắc trong thiết kế nội thất: Màu Vàng

Điểm chung giữa màu vàng và cam đều là màu sắc của nhiều loại rau củ. Thế nên 2 màu này rất hay được dùng thiết kế cho các sản phẩm thiên nhiên, tăng cường sức khỏe. Đặc biệt hơn, vàng chính là màu của nắng nhẹ dịu dàng. Bởi thế, màu vàng mang đến năng lượng tích cực, hạnh phúc, an yên chứ không quá nhiệt huyết như cam, gay gắt như đỏ. Chính sự thân thiện vốn có mà màu sắc này cũng được lựa chọn cho nhiều nhãn hàng đồ ăn, nhất là bánh kẹo trẻ em.

Tâm lý học màu sắc trong thiết kế nội thất - Cộng Design
Tâm lý học màu sắc trong thiết kế nội thất

Màu vàng cũng là màu vui tươi, tích cực. Nó kích thích sự tập trung cho học tập, suy nghĩ logic. Sử dụng gam màu vàng cho website sẽ giúp bạn nhanh chóng gây thiện cảm.

Tâm lý học màu sắc trong thiết kế nội thất: Màu Trắng

Trắng không được coi là một màu sắc là bởi trắng không hòa sắc. Khi trộn lẫn màu trắng với bất cứ màu nào khác, màu sắc đó không thay đổi bản chất. Cho nên trắng luôn mang đến sự khiêm nhường, từ tốn. Thật không khó hiểu khi trắng được lựa chọn cho những thiết kế tối giản, cổ điển.

Tâm lý học màu sắc trong thiết kế nội thất - Cộng Design
Tâm lý học màu sắc trong thiết kế nội thất

Màu trắng cũng là màu đại điện cho sự thanh lịch, sang trọng. Thế nên chúng ta thường thấy các thiết kế cho bảo tàng, phòng triển lãm,… thường lấy gam màu trắng chủ đạo trong các thiết kế nhằm phô bày các hiện vật, tranh ảnh lưu trữ.

Dù rằng màu trắng khó kích thích thị giác mạnh mẽ như các gam màu nóng khác. Thế nhưng trắng lại là điểm nhấn quan trọng trong các thiết kế. Khi sử dụng gam màu nóng quá nhiều, màu trắng đóng vai trò tiết kế, làm hài hòa mắt nhìn.

Tâm lý học màu sắc trong thiết kế nội thất: Màu Đen

Chúng ta thường nói rằng đen là màu đối lập với trắng. Nhưng trong thiết kế, đen và trắng đều có điểm chung giống nhau là không hòa sắc. Bởi thế, dân design thường xếp đen và trắng vào nhóm không phải là màu.

Tuy vậy, màu đen mang đến cho người nhìn cảm giác sang trọng, tôn nghiệm. Đôi khi màu đen được dùng để tạo khoảng “nghỉ” cho mắt khi có quá nhiều sắc màu được dùng.

Hơn nữa, màu đen cũng mang lại sự bí ẩn, khiêu gợi sự khám phá, tìm tòi. Đó là lý do mà những hãng công nghệ, xe hơi hay thời trang lựa chọn đen là màu thương hiệu. Nếu là tín đồ của thời trang, chắc hẳn bạn sẽ dễ nhận ra những thương hiệu chuộng màu đen như Gucci, Prada…

Tâm lý học màu sắc trong thiết kế nội thất - Cộng Design
Tâm lý học màu sắc trong thiết kế nội thất

Bạn cũng có thể thấy rằng Samsung hay Sony – những ông trùm công nghệ luôn tạo ra những siêu phẩm công nghệ màu đen. Và đây cũng là màu sắc không bao giờ lỗi thời dù tốc độ phát triển công nghệ luôn “thần tốc”.

Theo góc nhìn khoa học, đen là màu tượng trưng cho sự chết chóc. Thế nên nhiều nhà thiết kế đã tránh dùng màu đen trong khi làm nổi bật các nút nhất. Thay vào đỏ sử dụng gam màu đỏ như một điểm nhấn.

Tâm lý học màu sắc trong thiết kế nội thất: Màu Cam

Nếu màu đỏ có đôi phần gay gắt, kích thích thì màu cam mang lại năng lượng tràn đầy, thân thiện hơn. Bởi lẽ đó, màu cam thường dùng để biểu trưng cho nhiệt huyết, sức trẻ. Có không ít hãng lựa chọn màu cam cho sự định vị thương hiệu giới trẻ như Fanta, JBL,…

Tâm lý học màu sắc trong thiết kế nội thất - Cộng Design
Tâm lý học màu sắc trong thiết kế nội thất

Hơn hết, màu cam cũng là đại diện là sự năng động, linh hoạt. Thế nên gam màu này rất phù hợp cho những ngành có tính linh hoạt, di chuyển cao như vận chuyển, thương mại điện tử. Vậy nên chúng ta sẽ không quá ngạc nhiên khi những đơn vị như Alibaba, Shopee hay Giao Hàng Nhanh lựa chọn màu cam làm màu sắc thương hiệu.

Bên cạnh đó, có rất nhiều loại rau củ quả có màu cam như cà rốt, cam, ớt,… Nên màu cam đôi khi mang lại sự trẻ khỏe, tươi mới. Thế nên nhiều phòng gym, đơn vị bán dụng cụ thể dục, thể thao hay các sản phẩm thực phẩm chức năng dùng màu cam trong các thiết kế, ấn phẩm.

Tâm lý học màu sắc trong thiết kế nội thất: Màu Xám

Dù là xám đậm hay xám nhạt thì đều là màu trung tính, ít có cảm xúc. Tuy nhiên, điểm cộng của màu sắc này là sự khẳng định, sự ổn định và rất đáng tin cậy. Ở màu xám, chúng ta không thấy được sự gay gắt như màu đỏ. Thế nhưng, nó lại là màu tạo được niềm tin một cách nhẹ nhàng, bình lặng. Nó giống như một con người có “độ chín” vậy.

Tâm lý học màu sắc trong thiết kế nội thất - Cộng Design
Tâm lý học màu sắc trong thiết kế nội thất

Tông màu xám cũng khá “kén” người dùng và khó gây ấn tượng mạnh. Nếu như Google Ebay gây ấn tượng bằng những gam màu tươi sáng như chú tắc kè hoa. Thì những công ty danh giá như Tim Hortons, Jameson Whiskey và Levi lại chọn xám trong thiết kế. Bởi các thương hiệu này có khách hàng mục tiêu là những người trưởng thành, chững chạc.

Lời kết

Trong “thế giới” màu sắc có muôn vàn các màu với bão hòa và sắc độ khác nhau. Chỉ cần thay đổi một chút nhỏ những yếu tố ấy, chúng ta sẽ thu được cảm nhận hoàn toàn khác biệt cho người nhìn. Chính vì thế mà tâm lý học màu sắc chính là chất xúc tác quan trọng để bạn ghi điểm trong những thiết kế.

Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ là kiến thức hữu ích để bạn hiểu rõ hơn về màu sắc và tâm lý học màu sắc. Qua đó, bạn có thể phát triển trực giác thiết kế, đem đến những bản vẽ có thể truyền tải thông điệp tốt nhất, cảm xúc nhất. Nhớ theo dõi những bài viết hữu ích của Cộng Design tại website mỗi ngày nhé!

Tham khảo, các dịch vụ và hỗ trợ tại Cộng Design:

  1. Quy trình thiết kế thi công nội thất chuyên nghiệp
  2. Xu hướng thiết kế nội thất 2024

Công ty TNHH Kiến trúc Nội Thất Cộng Design

Địa chỉ: The Sun Avenue SAV8-08, Số 28 Mai Chí Thọ, Phường An Phú, TP. Thủ Đức, HCM
Hotline: 081 913 6767

Zalo(CSKH): zalo.me/congdesign
Fanpage: Cộng Design

Cộng Design, một công ty thiết kế nội thất hàng đầu tại thành phố Hồ Chí Minh, cung cấp dịch vụ chất lượng cao và độc đáo. Chúng tôi cam kết đem đến cho khách hàng những giải pháp thiết kế sáng tạo và đáp ứng mọi yêu cầu và mong muốn của khách hàng.

Với sự cam kết của chúng tôi về chất lượng và sự hài lòng của khách hàng, Cộng Design hy vọng có thể trở thành đối tác tin cậy trong việc thiết kế thi công nội thất trọn gói căn hộ chung cư tại thành phố Hồ Chí Minh. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để khám phá những ý tưởng thiết kế độc đáo và đồng hành cùng chúng tôi trên hành trình tạo nên không gian sống hoàn hảo.

 

BÀI VIẾT TIẾP

Tin liên quan

0819136767